Trang chủ
  
Tin tức

Tin Tức

Những lưu ý khi chăm sóc lúa chiêm

Những lưu ý khi chăm sóc lúa chiêm

– Đối với lúa gieo thẳng: sau khi gieo đến 2 lá cần phải giữ mặt ruộng thật ẩm bằng cách luôn giữ cho nước có ở rãnh để lúa mọc nhanh, tuyệt đối không được để ruộng khô hạn hoặc là ngập nước. Sau khi gieo nếu thời tiết có nắng, độ ẩm không khí thấp thì cần đưa nước vào ruộng từ từ theo các rãnh để đảm bảo được đủ ẩm, giúp cho cây ra rễ và có khả năng chống chịu tốt. Khi lứa được 2-2,5 lá thì cần bón nhử 2-3 kg NPK một sào và đưa nước vào láng chân, duy trì cho đến khi lúa có 4-5 lá.

– Lúa gieo thẳng khi được từ 3 lá trở lên thì cần điều tiết nước. Khi lúa đã đẻ kín đất thì nên tháp cạn nước tầm 1 tuần cho đất rạn chân chim, hạn chế đẻ vô hiệu, tiêu hao dinh dưỡng và đồng thời giúp cho bộ rễ ăn sâu, tăng khả năng chống đổ cho cây lúa. Sau đó, cần phải giữ nước 5-7cm từ khi lúa làm đòng cho đến khi lúa chín.

Chú ý là đối với chân ruộng chua trũng cần luôn duy trì nước để làm hạn chế bốc chua phèn ở giái đoạn giữa và cuối vụ.

– Với lúa cấy cần duy trì mực nước nông khoảng 3-5cm, giữ ấm cho cây lúa, giúp cho cây lúa không bị sốc nhiệt và mất nước, đồng thời bén rễ hồi xanh nhanh và nâng cao hiệu quả của phân bón.

2. Dặm tỉa

Việc dặm tỉa cần thực hiện sớm trước khi lúa đẻ nhánh, phải đảm bảo mật độ:

– Với lúa cấy: các giống đẻ trung bình như TBR1,Q5, … cần đảm bảo 2-3 dảnh/khóm, 35-40khóm/m2, các giống đẻ khỏe như BC15,lúa lai, … đảm bảo 1-2 dảnh/khóm, 30-35 khóm/m2.

– Với lúa gieo thẳng: cần tỉa dặm đảm bảo mật độ 90-110 cây/m2 (khoảng cách giữa cây-cây là từ 10 – 12 cm).

3. Đối với cỏ dại, ốc bươu vàng

– Cần phải kiểm tra mật độ ốc bươu vàng ở trên ruộng. Nếu ít thì tiến hành bắt thủ công, nhiều thì sử dụng thuốc hóa học phun hoặc rắc. Lưu ý là khi dùng thuốc cần phải có nước trên ruộng.

– Đối với cỏ dại:

Đối với lúa gieo thẳng cần phải phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm như Frefitt 300EC , Soffit, … ngay sau gieo càng sớm càng tốt.

Còn với lúa cấy cần dùng các loại thuốc hậu nảy mầm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất ngay sau khi cấy 3 – 5 ngày, phải liên tục giữ nước nông đều trên ruộng, ko để khô mặt đất mà cũng không để ngập nước nõn lúa.

4. Bón phân

Lúa xuân có đặc điểm là vừa trỗ vừa làm đòng đặc biệt là khi có mưa rào vì vậy việc bón phân cho vụ xuân cần thực hiện: sử dụng phân tổng hợp NPK chuyên dùng (NPK Lâm Thao, Ninh Bình, Việt Nhật, Văn Điển, Đầu Trâu…), bón thúc sớm, tăng lượng phân bón, nặng đầu, nhẹ cuối.

– Với diện tích lúa cấy:

+ Bón thúc lần hai sau khi bón thúc lần một từ 10 – 12 ngày, cần bón hết lượng phân thúc còn lại.

+ Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ hồi xanh, trời ấm, nhiệt độ trên 16oC, ra lá mới, bón 2/3 lượng phân bón thúc.

– Đối với lúa gieo thẳng:

Sau khi lúa có 2 – 2,5 lá cần đưa nước láng chân rồi mới bón nhử từ 2 – 3 kg NPK/sào. Nếu diện tích ruộng gieo thẳng sinh trưởng kém, xuất hiện lá còi cọc màu vàng thì có thể tiến hành phun phân bón lá siêu lân, KH trước khi bón nhử 1 – 2 lần. Đến khi lúa gieo thẳng được 4-5 lá thì bón thúc bằng NPK chuyên dùng, đúng theo lượng được nhà sản xuất khuyến cáo.