Trang chủ
  
Tin tức

Tin Tức

Những lưu ý khi chăm sóc lúa vụ mùa

Những lưu ý khi chăm sóc lúa vụ mùa

Với những biến đổ khí hậu và bất thường của thời tiết đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của bà con nông dân và nhất là ảnh hưởng đến những diện tích lúa canh tác trong vụ mùa. Để cho lúa sinh trường và phát triển khỏe mạnh, hạn chế những ảnh  hưởng của thời tiết và sâu bệnh, để cây lúa có sức chống đổ tốt và năng suất cao,  bà con cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc lúa vụ mùa.

Chăm sóc lúa vụ mùa cần chú ý:

  1. Nước tưới

Phương châm tưới nước cho cây lúa được lưu truyền nhiều đời nay là “tháo cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng”, tuy nhiên, cần phải tùy thuộc vào thời điểm mà bà con điều tiết lượng nước tuois cho hợp lý theo công thức “Nông – Lộ- Phơi” xe kẻ để hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và tăng khả năng chống đổ cho cây lúa.

Khi lúa mới cấy thì phải giữ cho mực nước nông để cho lúa benh rẽ nhanh, tăng khả năng chống nóng cho cây và giúp tăng hiệu quả của thuốc trừ cỏ và thuốc ốc. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh thì phải giữ cho mực nước xăm xắp mặt ruộng. Như vậy thì cây lúa mới đẻ nhánh khỏe, đẻ được tập trung hơn.

Đối với những diện tích lúa gieo thẳng thì phải giữ cho mặt ruộng ẩm để cho cây lúa mọc nhanh và rễ được khỏe.

Nếu như xuất hiện mưa thì phải nhanh chóng tháo nước, tuyệt đối không được đưa nước vafp và giữ nước quá sớm. Nguyên nhân là vì khi trời nắng thì nước sẽ nóng, rất dễ làm thối mộng và tạo điều kiện cho ốc bươi vàng theo nước đi vào phá hại cây lúa. Trong trường hợp khi trời nắng làm cho nhiệt độ cao thì bà con nên đưa nước vào rồi lấp tức tháo đi ngay.

Lưu ý là đối với các diện tích lúa vừa gieo xong mà gặp mưa lớn thì cần be bờ để giữ nước, đến khi trời tạnh thì lại tháp nước từ từ để tránh xô dạt mộng.

Khi lúa gieo thẳng đã được 2- 2,5 lá thì đưa nước vào láng chân và bón nhử khoảng 2kg Ure một sào. Về dặm tỉa thì cần dặm kịp thời những cây chết và cây yếu để đảm bảo cho mật độ là 30-35 khóm trên 1 m2 đối với lúa cấy và 80-100 cây/m2 đối với lúa gieo thẳng.

  1. Bón phân

Để hạn chế việc phân bị rửa trôi và bay hơi, góp phần giúp cho cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống đổ tốt và hạn chế bệnh bạc lá thì phương châm bón lúa mùa là “bón lót sau, thúc sớm, bón cân đối NPK” và không sử dụng phân đơn.

Khi bón thúc chỉ bón thúc 1 lần và vào thời điểm ngay khi cây bén rễ hồi xanh, để cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung và cho năng suất cao. Lưu ý là bón càng sớm càng tốt và không được quá 10 ngày từ sau khi cấy.

Nên dùng phân NPK chuyên bón thúc cho cây lúa có hàm lương kali và đạm cao. Bón 10-12kg một sào, sau khi bón xong nên vơ váng sục bùn để giúp tăng khả năng hấp thu phân bón.

  1. Về việc phòng trừ sâu bệnh

Bệnh bạc lá là vấn đề rất cần lưu ý khi đến vụ mùa. Bệnh này làm giảm năng suất cây trồng. Bạc lá dễ gặp ở các ruộng bón phân không cân đối hay bón muộn. Đây cũng là căn bệnh chưa chó thuốc đặc trị mà chủ yếu cần phòng.Vì vậy, bà con cần hạn chế bệnh bằng cách áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: không dùng phân đơn đặc biệt là đạm đơn, sử dụng phân NPK chuyên dụng, không bón lai rai. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên thăm nom đồng ruộng để sớm phát hiện các bệnh và kịp thời có biện pháp xử lý.